Brd hợp tác chiến lược TNG phát triển cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 – Thái Nguyên

 hội vàng cho bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang được đánh giá là một “chốn đậu” lý tưởng cho các “đại bàng” trong làn sóng dịch chuyển FDI ra khỏi Trung Quốc khi tại thủ phủ công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới này gặp phải tình trạng chi phí lao động tăng cao và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung căng thẳng đã nhen nhóm trong vài năm trở lại đây. Thêm vào đó, sức ép từ đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 bắt nguồn từ Trung Quốc đã đẩy nhanh hơn quá trình này, các quốc gia và nhiều tập đoàn toàn cầu nhìn nhận sự phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc để lại hậu quả lớn như thế nào trong dịch vừa qua đến nay còn đang dai dẳng, các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là thiết bị y tế, công nghệ, may mặc và các ngành sản xuất công nghiệp nặng.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), bất động sản công nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh từ năm 2021 với động lực các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là EVFTA. Những cam kết về hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh theo Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư châu Âu đối với thị trường Việt Nam.

Dịch chuyển vốn FDI là cơ hội vàng cho bất động sản công nghiệp Việt Nam

Làn sóng dịch chuyển, mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài mở ra cơ hội lớn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam khi Việt Nam đang có những lợi thế nổi bật như nhân công (trẻ, dồi dào, chi phí thấp), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam theo quy định đang ở mức 20% – thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á, chỉ sau Singapore – rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công ty hoạt động trong các khu công nghiệp cũng được hưởng nhiều ưu đãi như miễn thị thực, miễn thuế 2 – 4 năm, giảm thuế 3 – 15 năm và miễn thuế nhập khẩu.

Một lợi thế khác của Việt Nam là gần Trung Quốc về mặt địa lý – giúp các nhà đầu tư dễ dàng bổ sung cơ sở sản xuất – nhưng không cần từ bỏ thị trường 1,4 tỷ dân này.

Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thể chế chính trị ổn định trên thế giới tại thời điểm hiện tại, đồng thời là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Các nhà đầu tư nước ngoài đang coi đây là điểm đến lý tưởng để có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất…

Một báo cáo mới được công bố bởi CBRE cho thấy, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại các thành phố và tỉnh sản xuất lớn của Việt Nam tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp bị hạn chế.

Tại miền Bắc, giá chào thuê từ 65 đến 260 USD/m2/chu kỳ thuê. Tại các vùng công nghiệp miền Nam, giá chào thuê rơi vào khoảng 80 – 300 USD/m2/chu kỳ thuê.

Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 gia nhập thị trường

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trở nên sôi động liên tục từ đầu năm 2020 đến nay với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới. Nguồn cung đất cho thuê và nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng trưởng ổn định ở cả hai khu vực công nghiệp chính ở miền Nam và miền Bắc.

Tại Thái Nguyên, thủ phủ nổi tiếng một thời về ngành công nghiệp gang thép, cũng không đứng ngoài thời cuộc này khi đang tiếp tục quy hoạch và tái khởi động các dự án KCN có quy mô lớn, mở ra cơ hội cho các Chủ đầu tư có tiềm lực nắm bắt thời cơ.

Một công ty lớn tại Thái Nguyên trong ngành may mặc là Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG cũng đã nhanh chóng khởi động dự án Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1. TNG thành lập từ năm 1979, thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp lớn nhất ngành dệt may, Top 10 công ty niêm yết tốt nhất …

Phối cảnh Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1

Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 toạ lạc tại xã Sơn Cẩm, H.Phú Lương, Tp Thái Nguyên, có quy mô 70.58ha. Nằm tại vị trí giàu tiềm năng, Sơn Cẩm 1 kết nối dễ dàng và thuận tiện khi có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt liên vùng đồng bộ với Hà Nội và các tỉnh lân cận về phía Bắc qua đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Lạng Sơn hiện hữu.

Theo TNG, cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 sẽ hướng đến phát triển khu công nghiệp xanh, thân thiện môi trường khi quy hoạch đồng bộ hiện đại về sử dụng nguồn nước, xử lý chất thải ô nhiễm và hệ sinh thái xanh trong và ngoài khu công nghiệp.

Sơn Cẩm 1 với công năng vừa cho thuê đất và cho thuê nhà xưởng xây sẵn, đang kỳ vọng thu hút thêm các doanh nghiệp phụ trợ để hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành dệt may Việt Nam. Sự hình thành và phát triển Sơn Cẩm 1 cũng sẽ tạo ra lượng lớn công ăn việc làm ổn định cho lao động tại địa phương góp phần phát triển KT-XH.

Nói đến Sơn Cẩm 1, cũng phải nhắc đến Công ty cổ phần BRD Việt Nam, một đối tác đồng hành cùng TNG từ những ngày đầu trong việc phát triển dự án tổng thể và quản lý kinh doanh. BRD Việt Nam được biết đến là đơn vị hàng đầu Việt Nam về tư vấn, quản lý vận hành, quản lý kinh doanh và Marketing bất động sản. Với vai trò và kinh nghiệm chuyên sâu của mình, BRD Việt Nam tư vấn và cung cấp các giải pháp Marketing tổng thể toàn bộ dự án và triển khai kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi thế của Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 và lợi nhuận của Chủ đầu tư.

Với thị trường sôi động bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện nay và triển vọng phát triển thành công của Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1, BRD Việt Nam đang hướng tới năm 2022 sẽ là một trong những đơn vị tiên phong về phát triển Bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.